Khám phá nhà tù Phú Quốc – chứng nhân lịch sử

Hotline: 0901026629

Review - voucher

Khám phá nhà tù Phú Quốc – chứng nhân lịch sử

Khu di tích lịch sử này ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, bao gồm nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như giữ nguyên vị trí so với nguyên bản. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan từ đó. Nếu muốn có những hiểu biết cụ thể và cảm nhận sâu sắc hơn về nhà lao này, bạn có thể tìm đọc cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai, khi những đau thương nơi đây đã đi vào văn học một cách đầy chân xác và xúc động.

Lịch sử nhà tù Phú Quốc

Thời Pháp, nhà lao được gọi là Căn cứ Cây Dừa, có diện tích khoảng 40 ha, bao gồm bốn khu A, B, C, D, dùng để giam giữ những người chống Pháp. Căn cứ Cây Dừa chính thức hoạt động vào tháng 06-1953 đến tháng 07-1954 thì ngưng hoạt động (khi tù binh hai bên được trao trả).
– Năm 1956 chính quyền Sài Gòn cho sửa sang “Căn Cây Dừa” cũ lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa” để giam giữ tù binh cộng sản. Năm 1967, lại cho xây dựng trại giam Tù Binh Cộng Sản Việt Nam. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, giam giữ gần 40.000 tù binh, trong đó có 4.000 người đã hy sinh tại đây.
– Năm 1972, trại giam có tất cả là 12 khu được đánh số từ khu 1 đến khu 12, mỗi khu lại được chia thành nhiều phân khu, thường có khoảng 4 phân khu nhỏ trong 1 khu lớn. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3.000 tù nhân, trong đó một phân khu chứa được 950 tù nhân. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sỹ quan tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Bao quanh mỗi khu nhà lao là tầng tầng lớp lớp hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp ken dày, mắc dày đặc bóng đèn điện. Bên cạnh bộ máy cai ngục, lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện cơ động, canh giữ, tuần tiễu ngày đêm, thì ngoài biển, lúc nào cũng có một hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài.
– Cuối năm 1972, nhà lao xây thêm khu 13, 14. Đến đầu năm 1973 thì Hiệp định Paris ký kết, tù nhân 2 bên được trao trả nên trại giam không còn hoạt động nữa. Ngày đó, nhà giam gần như hoang phế, chỉ còn lại đồng cỏ tranh mênh mông với vài trụ xi măng xiêu vẹo và nền gạch loang lổ, xa xa là vài căn nhà mới mọc lên. Năm 1996, Nhà lao Cây Dừa được công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia và đã được trùng tu tái tạo để đón tiếp du khách.


– Ngày 17-04-2009, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch quyết định đầu tư hơn 19 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích nhà lao Cây Dừa nhằm mở rộng việc trưng bày hiện vật, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử,… của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Phú Quốc. Theo đó, nhà nước sẽ tôn tạo và hoàn thành, đưa vào phục vụ các hạng mục: khu B2, cổng tiểu đoàn 7 quân cảnh, nhà và cổng Ban chỉ huy trại giam… Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch Kiên Giang làm chủ đầu tư tôn tạo, trùng tu di tích lịch sử này.

Hàng năm di tích lịch sử nhà tù vùng này lại đón hàng ngàn, hàng vạn lượt du khách tới tham quan và tìm hiểu. Họ là những người trẻ tới để tìm hiểu về những gì đã qua trong quá khứ, hiểu về những nỗi đau mà cha ông đã phải gánh chịu để có được ngày hôm nay; họ cũng có thể là những người đã già, là những cựu tù binh năm xưa trở về thăm lại nơi đã từng gửi gắm lại một phần máu thịt, thăm lại nơi những người đồng đội của mình khi xưa có thể đã ngã xuống và mãi mãi không thể trở về,…họ cùng có thể là những du khách nước ngoài đến để hiểu hơn về một thời kì đau thương của một dân tộc kiên cường đã chiến thắng những cường quốc hàng đầu thế giới để bảo vệ nền độc lập của dân tộc mình,…

Trong những năm kháng chiến chống quân xâm lược, Nhà tù mảnh đất nàylà trường học để những người chiến sĩ rèn luyện phẩm chất và ý chí chiến đấu quả cảm còn ngày hôm nay, nơi đây là nơi lưu giữ những thông tin và hình ảnh quý giá về một thời quá khứ đau thương mà hào hùng để giáo dục thế hệ trẻ. Nếu có dịp đến với Phú Quốc, bạn hãy cùng Maison Du Việt Nam tham quan và tìm hiểu về di tích nổi tiếng và đặc biệt này nhé.

 

 

MAISON DU VIETNAM RESORT & SPA

Địa chỉ: Tổ 12, Ấp Bến Tràm, Phú Quốc, Kiên Giang

Hotline: 09.09.09.09.58 - Tel: 0901026629

Email: booking@maisonduvietnam.vn

Web: resortmaisondu.com

 
 
 
 
newsletter
Follow us :

Designed by Viet Wave